Lời chào Hồn xưa bến lạ
Triển lãm phi thương mại Hồn xưa bến lạcủa nhà Sotheby’s tại VN khép lại,ànđấugiáphụcvụtạichỗchothịtrườngtranhViệdịch trung sang việt nhưng dư âm từ 50 tác phẩm của “tứ kiệt Đông Dương” gồm Lê Thị Lựu (1911 - 1988), Lê Phổ (1907 - 2001), Mai Trung Thứ (1906 - 1980), Vũ Cao Đàm (1908 - 2000) vẫn còn. Giám tuyển Ace Lê cho biết đây là triển lãm độc đáo với chính Sotheby’s. Tuy nhà đấu giá này đã từng triển lãm phi thương mại nhưng việc đó chủ yếu ở châu Âu. Thông thường Sotheby’s chỉ triển lãm khi họ mua bán tác phẩm.
Theo ông Ace Lê, ở Đông Nam Á, nhà đấu giá này tổ chức 3 - 4 phiên đấu giá/năm. Họ triển lãm những tác phẩm sẽ lên sàn, và ngày cuối triển lãm sẽ là ngày gõ búa. Vì thế, đối tượng khách hàng đến triển lãm là những khách hàng tiềm năng, VIP phải đặt chỗ trước. “Đây là lần đầu tiên họ triển lãm mà phi thương mại, nghĩa là không mua không bán gì cả. Đó như là động thái đưa ra thông điệp với thị trường: Chúng tôi quan tâm nhưng không phải chỉ là quan tâm đến lợi nhuận, vì nó liên quan đến tạo dựng uy tín”, ông Ace Lê nói.
Tác phẩm Mẹ và con bên bàn thờ của Mai Trung Thứ, tại triển lãm Hồn xưa bến lạ |
Lan Khanh |
Cũng theo giám tuyển Ace Lê, điều này rất có lợi cho nhà đấu giá sau nhiều lùm xùm về tác giả. Một triển lãm tốt sẽ giải quyết một số vấn đề đang tồn tại trong thị trường. “Thứ nhất là vấn đề thật giả. Họ chưa bao giờ sử dụng giám tuyển Việt Nam cho triển lãm thì lần này họ sử dụng. Tôi cũng xin tư vấn một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam, và có danh sách đề cử khoảng 100 bức tranh. Sau đó khi chọn một nửa thì có thể thực sự tự tin về số lượng cũng như giá trị của các tác phẩm. Thứ hai là độ tiếp cận của thị trường. Triển lãm này cộng đồng nói chung được vào xem chứ không chỉ phục vụ khách VIP”, ông Ace Lê nói.
Họa sĩ - giám tuyển Lê Thiết Cương cũng rất hài lòng với triển lãm Hồn xưa bến lạ. Ông cho biết rất thích thú với việc quá nửa tác phẩm tại đây là thắng đấu giá từ các cuộc của Sotheby’s tổ chức ở nước ngoài. Người mua là người Việt Nam mang về nước.
Ông Cương đánh giá: “Cái đặc biệt là cộng đồng VN được xem tranh thật. Người có tác phẩm được mang ra trưng bày trước công chúng, có biển ghi tên tác phẩm thuộc sở hữu của nhà sưu tập. Cái được của nhà đấu giá, chỉ chi một khoản tiền mà tạo được uy tín. Đây là triển lãm nhiều cái được”.
Cú hích nhà đấu giá ngoại, thách thức nhà đấu trong nước
Theo giám tuyển Ace Lê, số liệu lấy từ Sotheby’s cho thấy thị trường tranh Việt Nam trong 3 năm vừa qua đều tăng trưởng dần. Về việc liệu triển lãm đó có thành cú hích cho thị trường trong nước không, ông Ace Lê cho rằng: “Tôi hy vọng là có. Mình cần càng nhiều người tham gia thị trường càng tốt, thì nó mới có sự thanh khoản cao, thị trường mới khỏe mạnh”.
Tác phẩm Đức tin của Vũ Cao Đàm, tại triển lãm Hồn xưa bến lạ |
Phương An |
Có một vấn đề là nhiều nhà đấu giá Việt sau khi mở thì đang im lìm. Ông Ace Lê cho rằng việc các nhà đấu giá Việt Nam mở ra rồi đóng cũng dễ giải thích. Tác phẩm hiện được tìm kiếm, dễ có giao dịch là các tác phẩm thời kỳ Đông Dương. Tuy nhiên, nhu cầu thị trường đang lớn cả trong lẫn ngoài nước. “Khó nhất là tìm được nguồn. Các nhà đấu giá lớn có mạng lưới tìm được nguồn ở châu Âu, đó là những nguồn người ta mang đi rồi và lai lịch rất tốt. Ở trong gia đình mấy thế hệ rồi nên dễ thẩm tra. Khi các nhà đấu giá lấy nguồn từ Âu, Mỹ, Singapore, Hồng Kông thì có thể lên sàn luôn, còn nguồn ở trong nước thì vẫn hạn chế, vì mọi người mua về nhưng ít bán ra”, ông Ace Lê nói.
Thêm vào đó, giám tuyển Ace Lê cho rằng kể cả tìm được nguồn tranh thì uy tín của nhà đấu giá rất quan trọng. “Nó đi kèm với chuyên môn nhà đấu giá, độ chuyên nghiệp của nhà đấu giá. Cho nên mặc dù nhà đấu giá nước ngoài vẫn có cái sai vì không có chuyên gia người Việt, không có người đọc được Hán Nôm nhưng vì nó lâu đời thì vẫn được tin, vẫn là lựa chọn tốt… Vì một số lý do đó khi đặt lên cán cân, người sở hữu tranh hay nhà sưu tập vẫn muốn lên nhà có uy tín”, theo ông Ace Lê.
Họa sĩ Lê Thiết Cương đánh giá Hồn xưa bến lạlà triển lãm Sotheby’s dọn đường cho việc mở văn phòng đại diện chính thức tại Việt Nam. Điều này, theo ông, rất thú vị. “Với việc Sotheby’s vừa làm như thế thì sẽ có hiệu ứng, tất nhiên nhà Christie’s sẽ không thể ngồi yên. Christie’s có nhiều cuộc đấu giá ở nước ngoài tôi vẫn còn catalogue từ những năm 1990. Năm 1997, họ đã từng đấu giá tranh của các họa sĩ mỹ thuật Đông Dương. Vì thế, khi Sotheby’s làm triển lãm này có thể sẽ có những động thái tiếp theo”, ông Cương nói.