Ông Nguyễn Công Khế,àbáoNguyễnCôngKhếnóivềnhữngđiềucấmkỵminecraft classic người đồng sáng lập báo Thanh Niênvà giữ cương vị Tổng biên tập trong suốt 23 năm, đã có nhiều cống hiến cho ngành báo chí, từng là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, huy chương vì sự nghiệp báo chí, hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên đã có cuộc trao đổi thẳng thắn về tình hình báo chí và nghề báo. Nhà báo kỳ cựu này đã không ngại nói đến những “điều cấm kỵ” kể cả những khó khăn mà ông đã gặp phải lúc ông làm tổng biên tập…
Được sự đồng ý của báo điện tử Một Thế Giớivà nhà báo Nguyễn Công Khế, Thanh Niên Online trích đăng nguyên văn.
|
"Tôi đã bị trả giá nhiều lần"
* Ông nhận định xu hướng của báo chí hiện nay ra sao?
- Trong thời điểm hiện nay, báo mạng là một xu hướng đang lên và báo giấy dần gặp nhiều khó khăn. Ngay cả hai tờ nhật báo có số phát hành lớn nhất nước là Thanh Niênvà Tuổi Trẻcũng đang có số lượng phát hành giảm đáng kể.
Báo điện tử đang gánh một sứ mệnh quá nặng nề nhưng chưa thể hiện được hết vai trò của mình; chưa thay thế được vai trò của báo giấy cả về chất lượng nội dung lẫn thu hút quảng cáo.
Đa phần các báo điện tử đang nghiêng về tin bài làm sao để có nhiều người đọc nhưng không kịp đi vào chất lượng nội dung. Các báo chạy theo số lượng người truy cập bằng những tin cô người mẫu này mua áo và túi xách hàng hiệu, cô diễn viên nâng cấp vòng một, người này thay đổi chồng, người kia lấy đại gia để có biệt thự và xe hơi sang.
Gần như tôi thấy một xu hướng báo chí đã đánh mất tính mục đích và chức năng hữu ích của mình.
* Nhưng rõ ràng, báo chí đang được giao nhiều trọng trách, trong đó trọng trách chống và phanh phui tham nhũng nhưng dường như các báo ngại đụng chạm đến?
- Đó là một trong những nguy cơ cho đất nước, thể chế. Một khối u ác tính được bao bọc không dám mổ xẻ chữa trị đến nơi đến chốn sẽ có lúc vỡ ra. Bệnh ung thư không phát hiện sớm, đến lúc chuyển sang giai đoạn di căn trầm trọng thì làm sao cứu chữa? Những người chân chính đang lo lắng cho tình trạng này.
* Nguyên nhân của việc báo chí không dám động chạm vào những lĩnh vực nhạy cảm, đặc biệt là chống tham nhũng, là do cơ chế hay do các tổng biên tập sợ bị khiển trách, mất chức?
- Do cơ chế cũng có, do sợ sệt cũng có và cả do lãnh đạo mở quá rộng vùng gọi là nhạy cảm và vùng cấm, làm những người làm báo lo ngại.
Và theo tôi, Đảng, Chính phủ và Quốc hội đều đã có khá nhiều nghị quyết, chỉ thị về việc chống tham nhũng. Nếu để nạn tham nhũng hoành hành như hiện nay, nhân dân sẽ mất lòng tin, không tạo nên một nội lực mạnh để có thể đủ sức vượt qua những khó khăn mọi mặt. Phải đánh thắng cho được giặc nội xâm đó là nạn tham nhũng đang làm băng hoại xã hội thì chúng ta mới tập hợp được sức mạnh để chống giặc ngoại xâm đang đe dọa từng ngày trên biên giới, đất liền và trên vùng biển của Việt Nam.
Khi báo chí có trong tay những bằng chứng bất kỳ cán bộ cấp nào tham nhũng thì chúng ta phải khuyến khích để các cơ quan báo chí và các nhà báo có quyền công khai những vụ việc đó. Chúng ta dám công khai những vụ tham nhũng lớn và các loại tội phạm khác dính đến những người có chức quyền, thì điều đó mới nói lên sức mạnh của chính quyền.
Chỉ có một nhà nước mạnh, công khai và minh bạch trong thông tin, chỉ có một nền báo chí mạnh mới dám đưa những ung nhọt ra khỏi cơ thể của mình. Một chính quyền yếu và không minh bạch thì không thể làm chuyện đó.
Tôi tin là không có chuyện báo chí đưa tham nhũng của vị lãnh đạo này, lãnh đạo khác ra ánh sáng là sẽ gây xáo trộn, mất ổn định, mà tôi tin ngược lại rằng việc đó sẽ làm cho nhân dân đủ lòng tin và ổn định được chính trị cũng như xã hội.
* Ông là người đồng sáng lập ra báo Thanh Niên, tờ nhật báo lớn nhất nhì cả nước. Suốt hơn hai mươi năm lãnh đạo tờ báo, có bao giờ ông phải đắn đo khi cho xuất bản một bài báo “đụng” đến một nhân vật tầm cỡ?
- Có chứ, sao lại không? Tôi đã từng “đụng” đến thứ trưởng Bộ Công an, những nhân vật tương đương thứ trưởng, ủy viên Trung ương Đảng…
Ngay cả chuyên án Năm Cam, trong tài liệu tôi cầm trên tay, đã từng liên quan đến một đồng chí thứ trưởng Bộ Công an, sau đó lòi ra thêm 3 đồng chí thứ trưởng khác nữa. Chúng tôi đã từng công khai việc này lên mặt báo.
Khi có tài liệu về những người này, tôi đã điện thoại hỏi anh Vũ Quốc Hùng (nguyên Phó chủ nhiệm Thường trực Ban kiểm tra Trung ương Đảng - PV): “Tôi có đăng bài về những vị lãnh đạo đó được không?”. Anh Hùng trả lời chậm rãi và từ tốn: “Có tài liệu chính xác thì các anh cứ việc đăng, không có ai được cấm báo chí đăng xác thực về những việc dính đến cán bộ lãnh đạo cấp cao".
|
Tuy nhiên, anh Hùng có đề nghị tôi nên gặp và trao đổi với anh Nguyễn Minh Triết, lúc đó đang là Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM vì anh Triết được Bộ Chính trị giao cho chỉ đạo vụ án này. Khi gặp anh Triết, anh đọc rất kỹ một bài báo với chỉ một trang A4 của phóng viên Hoàng Hải Vân, mà anh phải đọc kỹ gần 2 tiếng đồng hồ.
Với sự thận trọng vốn có, anh chân thành nói với tôi: “Với tư cách là Ủy viên Bộ Chính trị, tôi hoan nghênh việc các anh đăng bài báo này vì rất có lợi cho quá trình kiểm điểm những đồng chí lãnh đạo cấp cao. Nhưng với tư cách là bạn, tôi khuyên anh chưa nên đăng vì sẽ rất nguy hiểm cho anh. Cho tới lúc này không phải cán bộ cấp cao nào cũng hiểu đúng sự việc này".
Tôi về bàn bạc với lãnh đạo một số tờ báo khác, họ cũng thấy ngần ngại. Cuối cùng tôi quyết định đăng. Điều đó cho thấy: Việc đăng hay không đăng một bài báo, là một quyết định rất khó khăn đối với bất cứ một tổng biên tập nào.
* Sau khi đăng bài báo đó, ông có chịu áp lực gì không?
- Sau khi bài báo đăng, tôi đã tắt máy điện thoại mấy ngày liền. Sau đó tôi gặp lại anh Nguyễn Minh Triết, anh ấy nói với tôi: “Đã có rất nhiều cuộc điện thoại liên tục cho tôi trong những ngày vừa qua hỏi về việc đăng bài báo đó”. Tôi hỏi: “Có phải anh Nguyễn Khoa Điềm gọi cho anh không?”. Anh Triết cười: “Chẳng những anh Nguyễn Khoa Điềm mà còn nhiều cấp cao hơn anh Điềm (trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương lúc bấy giờ - PV) nữa”.
|
* Khi quyết định khởi đăng bài báo, ông không sợ mất chức tổng biên tập?
- Tuổi trẻ của tôi được rèn luyện trong nhà tù. Chức vụ là để phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, chứ không phải anh giữ chức để vinh thân phì gia.
Nếu sợ, tôi đã không làm. Tôi đã bị trả giá nhiều lần. Tôi thấy bình thường lắm, chẳng có gì phải ân hận những việc mình đã làm.
* Giai đoạn đăng loạt bài vụ án Năm Cam rất nguy hiểm, ông có được bảo vệ nghiêm ngặt trước những phần tử xấu?
- Có. Tôi rất cảm động việc ông Phạm Văn Đồng, lúc đó đang làm cố vấn Ban chấp hành Trung ương, đã điện cho lãnh đạo TP.HCM là ông Nguyễn Võ Danh lúc đó làm Phó bí thư Thành ủy, bằng mọi cách phải bảo vệ tôi và gia đình trong thời điểm đó. Công an TP.HCM trong suốt 6 tháng trời đã cử người bảo vệ tôi cùng những thành viên trong gia đình, để tránh sự trả thù của các đối tượng tội phạm.
Tôi có một niềm tin là bọn xấu sẽ không làm gì được mình. Nếu tôi làm việc không chính trực thì tôi sợ, đằng này tôi làm việc chính trực, không việc gì phải sợ. Ở đời, rủi ro, chết sống cũng là việc bình thường.
* Lúc nãy, ông có nói đã bị trả giá nhiều lần?
- Tôi đã nói không bao giờ hối hận những việc mình đã làm. Tôi chỉ ân hận là mình làm còn quá ít cho sự nghiệp báo chí, minh bạch thông tin đối với xã hội và người đọc.
Vụ án Năm Cam là một thắng lợi to lớn của cả chính quyền lẫn người dân khi loại khỏi xã hội được một tập đoàn tội ác có tổ chức, ổn định trật tự xã hội. Thế nhưng, đến giờ này, vẫn còn có “chuyện này, chuyện kia” đeo đẳng những người tham gia phá án.
* Ý ông nói đến việc bị trù dập sau khi rời khỏi chức vụ đối với những người phá án?
- Có đấy. Việc ấy còn di căn đến bây giờ. Riêng tôi, dù tôi không có bị khó khăn gì lớn do vụ việc này đem lại nhưng tôi suy nghĩ, không bao giờ ngần ngại việc mình phải trả giá cho chuyện này, chuyện khác. Ngay cả khi không làm tổng biên tập và giao lại cho anh chị em đi sau, tôi hoàn toàn thỏa mãn.
Ở đời, con người không làm việc này thì làm việc khác, làm hết trách nhiệm và trách nhiệm cao nhất đã là niềm an ủi lớn rồi. Tôi vẫn có khát vọng làm trong ngành truyền thông cho đến khi sức khỏe không cho phép làm nữa, mới thôi.
Tôi nhớ lại ngày mới ra tù, sau 30.4.1975, tôi công tác Đoàn chưa được nửa năm, sau đó làm báo. Từ năm 1986, báo Thanh Niênra mắt, chúng tôi tự cân đối thu chi từ đó, không hưởng lương nhà nước, lại còn làm ra có lãi để đóng thuế cho Nhà nước rất nhiều tỉ đồng.
Cả tuổi trẻ của tôi đã bị tù đày, chiến đấu cho sự nghiệp hòa bình và thống nhất của đất nước. Đến giờ này, suy nghĩ của tôi vẫn không thay đổi. Tôi chỉ buồn và tiếc là xã hội ta vẫn chưa đạt được một mức sống khá giả về kinh tế đáng lẽ phải được, người dân chưa được hưởng các quyền dân chủ một cách thực sự, trong đó sự minh bạch về thông tin phải trở thành chính sách nhất quán từ trên xuống dưới.
|
|
"Dân thường làm gì có quyền mà tham nhũng?"
* Ông có ý kiến như thế nào về “vùng cấm” của báo chí hiện nay?
- Như tôi đã nói ở trên, việc không minh bạch thông tin sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy không tốt. Tôi muốn nói đến vấn đề gần nhất là vấn đề biển Đông và giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc vừa qua. Có thể ở bên trong Bộ Chính trị, Ban chấp hành TW đã bàn rất nhiều về việc đối phó với sự xâm phạm vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam của Trung Quốc. Nhưng bên ngoài những thông tin về lãnh đạo Việt Nam có động thái như thế nào bên trong nội bộ hoàn toàn không được thông tin ra bên ngoài.
Người ta chưa thấy một phát ngôn nào chính thức về phía lãnh đạo Việt Nam trong thời điểm ban đầu. Mãi cho đến ngày 23.5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới trả lời báo chí ở Manila. Sau đó vào ngày 20.6, bài phỏng vấn "nặng ký" của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mới chính thức được Thông tấn xã Việt Nam phát đi, tỏ rõ lập trường của lãnh đạo cao nhất của đất nước.
Một thời gian dài ở thời điểm đầu, chỉ có thấy phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nói một số câu quen thuộc: “Trung Quốc phải rút khỏi vùng biển có chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam…”. Thời gian cấp thiết lúc đầu, không có một tiếng nói chính thức nào của lãnh đạo cấp cao hoặc phát ngôn viên chính thức nào thay mặt lãnh đạo nói để nhân dân hiểu rằng, ban lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã họp và có một thái độ rõ rệt trước những hành động xâm lấn của Trung Quốc.
Sự minh bạch thông tin này khác với những phát ngôn có tính chất đối ngoại và đôi khi còn quan trọng hơn những phát ngôn có tính chất đối ngoại, bởi vì sự minh bạch thông tin trong trường hợp này sẽ cho hơn 3 triệu Đảng viên của Đảng cầm quyền và quan trọng hơn là hơn 80 triệu người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước hiểu rõ lập trường thái độ của lãnh đạo Việt Nam, trước tình hình dầu sôi lửa bỏng mà người dân rất trông chờ.
Trong khi báo chí chính thống của Việt Nam nói thận trọng về những thông tin này, thì những thông tin không phải của Nhà nước và của nước ngoài lại luôn cho rằng Nhà nước Việt Nam không có động thái kịp thời trước sự kiện này.
Như vậy, nếu chúng ta cứ không minh bạch thông tin như hiện nay thì sẽ dẫn đến những tình hình rất bất lợi, làm cho người dân không có đầy đủ thông tin vào việc bảo vệ chủ quyền đất nước trước hiểm họa ngoại xâm.
Tôi muốn nhắc lại, Việt Nam phải cần sự minh bạch thông tin trên mọi lĩnh vực mà muốn minh bạch thông tin thì trước hết phải khuyến khích báo chí phát huy dân chủ trên lĩnh vực của mình.
Ngày xưa chúng tôi làm báo giấy, chưa có internet, còn gọi là “báo ngày”. Thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ, tin tức được cập nhật từng phút, báo điện tử được gọi là “báo phút”. Chỉ cần một câu nói, 5 phút sau đã tràn ngập tin bài trên mạng lan ra toàn thế giới.
Những Quyết sách lớn của lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội, Đảng cầm quyền về kinh tế, chính trị, xã hội đều phải được minh bạch trước đông đảo quần chúng, là điều chỉ có lợi cho đất nước mà trước hết là có lợi cho các nhà hoạch định chính sách.
Nguyên tắc, cái gì anh không nói thì sẽ có người khác nói thay trong thời đại thông tin hiện đại như hiện nay. Tôi thấy chính sách thông tin như hiện nay, ta chỉ từ thua đến thua.
* Ông có thể giải thích rõ từ “thua” mà ông vừa nói?
- Phải nói ngay, xã hội bây giờ người dân mất lòng tin rất nhiều là do chính sách thông tin. Người ta ít tin vào những gì anh nói chính thức mà người ta đọc và tin những điều, những nguồn thông tin từ bên ngoài.
Tôi ví dụ, anh Nguyễn Bá Thanh đang chữa bệnh ở Mỹ lại rộ lên tin đồn là anh Nguyễn Bá Thanh đã mất.
Trong nước các báo chỉ nói “hé hé”, không rõ ràng, lãnh đạo ta không có ý kiến gì, chỉ có khi một đài nước ngoài dẫn một nguồn tin cũng không chính thức từ một nguồn trong nước, thì lúc đó dư luận mới hết đồn thổi.
Tại sao nguồn tin đó lại không xuất phát từ một tờ báo chính thức của Việt Nam do Ban Bảo vệ sức khỏe của Trung ương công bố chẳng hạn. Điều đó có gì cấm kỵ đâu. Nhiều ý kiến của các nhà trí thức góp ý về chính trị, kinh tế, xã hội và cả an ninh quốc phòng, tôi thấy có nhiều bài rất xây dựng và nhiệt huyết lại không được đăng ở những báo chính thống mà chỉ thấy đăng ở những trang mạng gọi là “lề trái”. Coi chừng, riết rồi người ta thấy những bài hữu ích và những tin tức hữu ích có trên các “lề trái” nhiều hơn.
Thế thì không thua là cái gì?
Chống tham nhũng cũng vậy, có những vụ tham nhũng to đùng dân bàn tán suốt năm này qua tháng nọ, nghi vấn người này qua người nọ không được giải đáp chính thức. Thế thì lòng tin của dân với chính sách thông tin như thế, họ biết đặt vào đâu?
* Ý ông nói là…
- Việc chống tham nhũng, thì nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có rồi, nghị quyết của Quốc hội cũng có rồi, các chỉ thị của Chính phủ cũng có rồi, nhưng mà từ nói đến làm là một khoảng cách rất xa. Người chủ trương ra chính sách chống tham nhũng và những người thực hiện chính sách có khi lại chùn tay. Chống tham nhũng là chống ai? Dân thường làm gì có quyền để tham nhũng?
Nước ta hiện nay cái rất dở, đó là người ta hay sợ mất ghế. Một người cán bộ đúng nghĩa, thì phải dũng cảm, phải đi đầu, phải vì đất nước, vì dân tộc… chứ không phải cái gì cũng sợ, cái gì cũng né, giữ cho bằng được cái ghế. Tư tưởng sợ mất ghế đã lan vào giới báo chí.
* Theo ông, ngoài tham nhũng, báo chí nên mở rộng ở lĩnh vực nào?
- Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đình trệ, nợ công, nợ xấu của các ngân hàng, của đất nước đã lên đến mức báo động, hàng trăm tỉ đôla. Tôi chưa có con số tổng kết, nhưng cứ nhìn chung quanh mình thì biết, hễ làm ăn có dính đến bất động sản, dính đến nợ ngân hàng đều rơi vào tình trạng chịu không nổi. Hàng trăm ngàn doanh nghiệp đã đóng cửa trong mấy năm qua.
Đến tính GDP mà theo như Thủ tướng nói cũng là con số giả thì làm sao chúng ta có thể đứng vững được trong tình hình như thế này. Những vụ thất thoát hàng tỉ đôla của những tập đoàn kinh tế lớn không được đúc kết trách nhiệm thuộc về ai, để công bố cho nhân dân được biết. Đầu tư nước ngoài đa số các doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện không đúng chất lượng lại trúng thầu liên tiếp.
Như vậy buộc chúng ta phải coi lại các chính sách về kinh tế, tài chính, tiền tệ. Những vấn đề nguy cấp này, chúng ta thấy báo chí ít dám đụng tới. Trước hết là do họ “ngại”, họ “sợ” chứ không phải những nhà báo thiếu hiểu biết về những lĩnh vực đó.
* Thời làm báo của ông, thông tin đăng tải có khó khăn?
- Thế hệ của tôi, anh Lê Văn Nuôi, anh Lê Hoàng, chị Kim Hạnh, anh Võ Như Lanh, chị Thế Thanh, anh Tô Hòa.., khi cho đăng bất cứ một thông tin nhạy cảm, chúng tôi cũng từng có nhiều cân nhắc. Nhưng cuối cùng chúng tôi đã quyết định đăng những thông tin dù có thể bất lợi cho cá nhân tổng biên tập nhưng có lợi cho dân, cho nước. Khi lãnh đạo có hỏi, có chất vấn, thì chúng tôi đều tìm cách trình bày, giải thích vì sao chúng tôi cho đăng những tin bài như vậy.
Nhưng nhiều khi lãnh đạo cũng cần tiếng nói của báo chí. Nếu thường chỉ có “một chiều”, bảo cấp dưới phải làm thế này, thế nọ, thì lãnh đạo sẽ không có những thông tin trung thực để biết những khiếm khuyết của mình cũng như những chính sách do mình đưa ra để mà hoàn thiện, sửa chữa. Đâu phải cứ trái chiều là sai, là làm cho tình hình không ổn định? Đôi khi những tiếng nói trái chiều còn cần hơn cho lãnh đạo là những tiếng nói thuận chiều mà không thật lòng vì sự nghiệp chung.
* Lúc nãy, ông có nói đến vấn đề biển Đông. Thời ông làm báo, vấn đề nhạy cảm này đâu được công khai rộng rãi trên báo chí, phải vậy không, thưa ông?
- Lúc đó, xét về mặt đấu tranh ngoại giao, mình có thể thông cảm. Báo chí được nói ở mức độ nào để nhà nước còn có đối sách ngoại giao công khai. Nhưng đến lúc người ta xâm phạm vùng biển đặc quyền kinh tế của chúng ta, xâm lược đất nước mình thì lãnh đạo phải khơi dậy lòng yêu nước, đứng lên cứu nước của người dân. Phải để cho báo chí minh bạch các thông tin thì chúng ta mới hòng đạt được sự đồng thuận và đoàn kết dân tộc.
Trung Quốc đã có những hành xử không tốt với chúng ta từ lâu lắm rồi, trong chiến tranh với người Mỹ đến chiến tranh biên giới Tây Nam đã có. Có lúc họ che giấu dưới mỹ từ này, mỹ từ khác. Nhưng khi họ đã mang quân, mang tàu vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bắt bớ, đập phá tàu của ngư dân ta, thì tại sao chúng ta phải nhẫn nhục? Vai trò của thông tin báo chí những lúc như thế phải là một chiến sĩ ra trận, chứ không thể khác.
* Theo ông, thời gian tới Trung Quốc sẽ thế nào với Việt Nam trong tranh chấp biển Đông?
- Suy nghĩ của cá nhân tôi, Trung Quốc không bao giờ thay đổi thái độ với Việt Nam, chỉ có thay đổi về chiến thuật do thái độ của nhân dân Việt Nam và áp lực quốc tế. Việt Nam ở gần một láng giềng lớn như Trung Quốc, là điều không mong muốn. Nhưng một đất nước đâu phải một căn nhà sống gần hàng xóm không tốt, có bất hòa thì mình có thể dời đi nơi khác. Một quốc gia gần một quốc gia luôn gây hấn, sống không tốt, ta không thể dời đất nước đi đâu được. Đành phải sống chung với lũ.
Do vậy, chúng ta phải có một chính sách đối nội, đối ngoại và kể cả một chính sách thông tin thật đúng đắn thì mới mong giữ được căn nhà Tổ quốc được bình yên.
* Sau khi không còn giữ chức Tổng biên tập báo Thanh Niên, ông làm gì?
- Tôi vẫn không ngơi nghỉ. Hiện nay tôi đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần tập đoàn truyền thông Thanh Niên, bao gồm lĩnh vực truyền thông, sự kiện. Tôi vẫn đứng ra tổ chức giải bóng đá U.21 báo Thanh Niên, chương trình Duyên dáng Việt Nam, gây quỹ Nhân tài Đất Việt…
* Nghe nhiều người nói ông có thu nhập lớn từ nghề nuôi yến?
- Thu nhập từ nuôi chim yến, tôi nghĩ đó là lộc trời. Tôi nuôi trên 10 năm nay, thu nhập rất cao cho mỗi tháng cho gia đình. Tôi nghĩ nghề nuôi yến là một nghề nên phát triển ở Việt Nam kết hợp với du lịch. Mỗi ký yến hiện nay vào khoảng 50 triệu đồng, một nghề có thu nhập rất cao. Chất lượng yến của Việt Nam tốt hơn nhiều so với Malaysia, Indonesia và các nước khác. Yến là một sản vật đặc biệt quý hiếm và giúp rất nhiều cho sức khỏe con người.
Hiện nay, riêng Trung Quốc, một quốc gia có hàng tỉ dân và rất nhiều người dùng yến ở đây. Qua Mỹ tôi cũng thấy nhiều người Mỹ và người dân gốc châu Á dùng yến… Nếu Việt Nam phát triển nghề nuôi yến, ngành du lịch cũng sẽ rất phát triển.
* Ông cũng là người hướng dẫn cho nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nuôi chim yến phải không?
- Hồi anh Triết xuống thăm tôi, tôi có giới thiệu cho anh xem vườn cam tôi trồng. Anh Triết đùa nói: “Trồng cam thì cũng bình thường rồi, nuôi yến mới là cái tôi thích thú”. Sau đó, tôi có chỉ những người kỹ thuật xuống giúp anh làm nhà yến. Nghe nói mỗi tháng anh thu được 1 ký yến tức là thu nhập được 50 triệu một tháng hơn cả lương anh ấy hồi làm Chủ tịch nước.
Không chỉ anh Nguyễn Minh Triết mà tôi còn giúp và huớng dẫn hàng chục anh em bè bạn xây dựng nhà yến trên khắp cả các vùng ở phía Nam. Nhiều người đã có kết quả và có tổ yến để dùng và để bán có thu nhập cao.
* Xin cám ơn ông!
Lê Ngọc Dương Cầm
(thực hiện)
(*) Tít bài do Thanh Niên Online đặt